Bàn tròn chuyên gia: XU HƯỚNG CỦA DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ VÀO KÊNH BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2017

Thị trường bất động sản (BĐS) năm 2016 có nhiều khởi sắc, trở thành một trong những kênh đầu tư hàng đầu. Biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng vốn trì trệ nhiều năm, sang năm 2016 đã có mức tiêu thụ tăng mạnh. Trong năm 2017, liệu xu hướng này có tiếp tục được duy trì hay một kênh đầu tư khác sẽ lên ngôi? Thị trường năm 2016 đánh dấu một năm bứt phá ở nhiều phân khúc. Nhà đầu tư BĐS đã quay lại do tỉ suất lợi nhuận khá cao, nhiều loại hình mới ra đời, thu hút mạnh dòng tiền nhàn rỗi. Nhiều dự án BĐS có quy mô lớn được phát triển bởi các tập đoàn danh tiếng trong và ngoài nước như Vinhomes, Novaland, Capital Land… đã nâng lĩnh vực BĐS Việt Nam lên tầm cao mới. Tương lai gần của kênh đầu tư bất động sản cũng được các chuyên gia đầu ngành thảo luận bàn tròn: Tiến sĩ Đinh Thế Hiển – chuyên gia kinh tế, ông Phan Công Chánh – chuyên gia BĐS cá nhân, ông Phạm Thanh Sáng – Phó Tổng giám đốc Khải Hoàn Land. bds2017  
  • DÒNG TIỀN CHẢY VÀO PHÂN KHÚC BẤT ĐỘNG SẢN CAO CẤP 
? Ông nhận định thế nào về xu hướng đầu tư năm 2016 và sự biến động của dòng tiền chạy vào BĐS? Ông Đinh Thế Hiển: Diễn biến các kênh đầu tư năm 2016 đều có kết quả khá tốt. Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 năm dao động trong khoảng 7%. Kênh vàng lao dốc cuối năm nhưng với việc tăng khá mạnh vào đầu năm vẫn giúp người đầu tư tăng lợi nhuận đến 11% so với năm trước. Chứng khoáng nhìn chung cũng khá thành công khi kết thúc năm VN Index tăng 15,3%. Tuy nhiên, dẫn đầu trong các kênh đầu tư chính là BĐS với khả năng tiêu thụ cao. Nhiều dự án mới mở bán trong quý 4 có lượng giao dịch trên 70%; giá bán các phân khúc căn hộ cao cấp và nhà phố tăng 3-5% so với đầu năm. Biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng vốn trì trệ nhiều năm, sang năm 2016 đã có mức tiêu thụ tăng mạnh chiếm 68% Ông Phạm Thanh Sáng: Vàng và chứng khoán có nhiều biến động nhưng nếu chọn đúng thời điểm đầu tư thì hai kênh này cũng đem lại khá nhiều lợi nhuận. Riêng với ngoại tệ có thể xem là kênh đầu tư kém hiệu quả trong năm 2016   ? Thị trường bất động sản có vẻ đang dần khôi phục lại thời hoàng kim với nhiều loại hình sản phẩm có sức cạnh tranh lớn của những tên tuổi chủ đầu tư nổi bật như: Vinhomes, Novaland, Capital Land… Điều này ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý nhà đầu tư? Ông Phan Công Chánh: Thị trường BĐS năm 2016 đã có những khởi sắc rất rõ. Hạ tầng “lột xác” ấn tượng cộng với sự ra mắt của hàng loạt các dự án đã tạo nên bức tranh thu hút các nhà đầu tư BĐS cá nhân. Ông Đinh Thế Hiển: Năm 2016, thị trường đã định hình các công ty BĐS có thương hiệu như Vinhomes, Novaland, Capital Land…với những dự án quy mô lớn và rất lớn đã thu hút nhà đầu tư cũng như người mua để ở. Điều này đã đưa thị trường BĐS lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh và phân hóa mạnh, đòi hỏi các công ty BĐS phải liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tồn tại và phát triển. Ông Phạm Thanh Sáng: Nói về thời kì hoàng kim của thị trường BĐS, đáng lưu ý nhất là từ khu thương hiệu Vinhomes Nam tiến và ra mắt các siêu dự án như Vinhomes Cetral Park, Vinhomes Golden River –  những dự án sở hữu vị trí có một không hai tại trung tâm, đã phá tan tảng băng lớn và làm thay đỗi hoàn toàn thị trường BĐS Việt Nam thitruongbds  
  • ƯU THẾ CỦA HỆ SINH THÁI BĐS KHÉP KÍN
?Một số dự án của Vingroup như Vinhomes Golden River, Vinhomes Central Park đã tạo đước sự khác biệt bằng cách xây dựng hệ thống khép kín: vừa là chủ đầu tư kiêm quản lý… Điều này thuận lợi như thế nào trong quá trình vận hành và mang lại lợi ích gì cho nhà đầu tư nhỏ lẻ? Ông Phan Công Chánh: Với các tập đoàn lớn có bề dày như Vingroup, lợi thế lớn nhất là họ đã tạo ra được một “hệ sinh thái BĐS khép kín”. Điều này chính là lợi thế lớn giúp nhà đầu tư nhanh chóng ra quyết định, cho dù để ở hay mua cho thuê. Năm 2017 dự án sẽ là một năm khốc liệt tranh giành thị phần mà Vingroup đang có lợi thế dẫn trước nhờ nề tảng là “hệ sinh thái bất động sản khép kín” này Ông Đinh Thế Hiển: Theo sự phát triển của thị trường, khi các yếu tố đầu cơ lướt sóng không còn chi phối, thì các nhà đầu tư cá nhân rất quan tâm đến giá trị thực của dự án như vị trí, cộng đồng, tiện ích, cảnh quan…và năng lực quản lý của chủ đầu tư trong việc tạo dựng môi trường sống “đẳng cấp”. Nói về điều này, Vinhomes đã và đang làm rất tốt   ? Dịp cuối năm 2016, Vinhomes Golden River linh hoạt đưa ra chính sách thuê lại căn hộ với mức cam kết lợi nhuận rất cao. Chính sách này sẽ có sự hấp dẫn như thế nào với các nhà đầu tư? Ông Phan Công Chánh: Đối với phân khúc căn hộ cao cấp, Vinhomes Golden River đang là đơn vị tiên phong triển khai chính sách cho thuê lại, với lợi nhuận lên đến 10% tổng giá trị căn hộ trong vòng 12 tháng – cao nhất trên thị trường. Điều này chắc chắn sẽ tạo nên sự đốt phá ngoạn mục, nhưng cũng cần thời gian để kiểm chứng. Nhà đầu tư chắc chắn sẽ rất quan tâm nếu chính sách này được thực hiện một cách trung thưc và chuyên nghiệp Ông Phạm Thanh Sáng: Trước đó, Vingroup đã rất thành công với dòng sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng khi cam kết mức lợi nhuận tối thiểu 10%/năm trong vòng 10 năm. Thế nên, việc chủ đầu tư này tiếp tục áp dụng chinh sách cam kết lợi nhuận tương tư đối với dự án Vinhomes Golden River sẽ rất hấp dẫn với các nhà đầu tư Theo thông tin chính thức mà chúng tôi nắm được, cam kết lợi nhuận cho thuê lại với dự án Vinhomes Golden River là 10%/năm, được tính trên tổng giá trị căn hộ (chưa bao gồm VAT và kinh phí bảo trì). Khách hàng có thể linh hoạt chọn 1 trong 2 phương án: tự trang bị nội thất hoặc theo tiêu chuẩn của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư sẽ chủ động trang bị toàn bộ nội thất với kinh phí trong khoảng từ 110 triệu đồng đến 230 triệu đồng. Tổng đầu tư nội thất được chủ đầu tư ứng trước và khấu trừ dần vào tiền thuê. Ngoài ra, dự án còn hợp tác với các ngân hàng uy tín hỗ trợ cho vay tới 75% giá trị căn hộ. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là mức cam kết cao nhất trên thị trường BĐS cao cấp, dự kiến sẽ thu hút các nhà đầu tư trong nước và người nước ngoài, Việt kiều – những người luôn có nhu cầu cao trong việc tìm kiếm dự án đầu tư sinh lời cao và an toàn. bason